bài viết liên quan

Thông tin mới nhất về quy trình đấu thầu qua mạng 

Hiện nay, hoạt động đấu thầu trở nên rất phổ biến trong những thương vụ mua bán giữa các tổ chức doanh nghiệp với nhau. Bước vào thời đại 4.0, hình thức đấu thầu qua mạng lại ngày càng thông dụng hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhà kinh doanh chưa nắm bắt được hình thức này. Vậy quy trình đấu thầu qua mạng gồm những bước gì? Để tìm hiểu thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Đấu thầu qua mạng là gì?

Đấu thầu qua mạng là hình thức đấu thầu được thực hiện thông qua hệ thống mạng lưới đấu thầu quốc gia thuộc Điều 60, Luật đấu thầu 2013.

quy trình đấu thầu qua mạng

Quy trình đấu thầu qua mạng

Hiện nay có vô số hình thức đấu thầu thông qua mạng. Tuy nhiên, bạn chỉ cần biết một số quy trình đấu thầu qua mạng cơ bản sau đây:

Hình thức một giai đoạn một túi hồ sơ và chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường

Hình thức này dựa theo Quy định mục 1 chương II của Thông Tư 04/2017/TT-BKHĐT. Sau đây là các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị để lựa chọn các nhà thầu

Đây là bước cần thực hiện đầu tiên trong quy trình này. Bộ phận chịu trách nhiệm mời thầu sẽ thiết lập E-HSMT (hồ sơ mời thầu điện tử) thông qua hệ thống đăng nhập. Sau đó, chọn các thư mục “Hàng Hóa”, “Xây lắp” hay “Dịch vụ phi tư vấn”. Mỗi mục sẽ tương ứng với từng mục đích riêng để thiết lập hồ sơ mời thầu điện tử.

Sau khi thiết lập E-HSMT hợp lý xong. Bộ phận mời thầu có nhiệm vụ in hồ sơ để giao cho chủ đầu tư xem xét. Nếu có thông tin hợp lý chưa cần phải kiểm tra và sửa lại ngay. Nhìn chung, nhiệm vụ chính của bộ phận mời thầu là thống nhất nội dung của E-HSMT trên hệ thống và tổng hợp lại những nội dung mà chủ thầu đã duyệt.

Bước 2: Quy trình đấu thầu qua mạng – Tổ chức chọn lựa ra nhà thầu phù hợp với những tiêu chí đặt ra

Trong bước này, để hoàn thành tốt công việc, bộ phận mời thầu cần thực hiện 3 nhiệm vụ sau.

Thứ nhất, họ phải chịu trách nhiệm đăng E-TBMT và phát hành E-HSM. Việc này sẽ thực hiện theo đúng như bảng hướng dẫn trên hệ thống mạng đấu thầu của Việt Nam.

Đối với những gói cần sử dụng đấu thầu rộng rãi. Thời gian để chuẩn bị cho một E-HSDT nhanh nhất là trong vòng 10 ngày. Ngoài ra, đối với các gói thầu sử dụng phương thức chào hàng cạnh tranh thông thường. Thời gian nhanh nhất để chuẩn bị E-HSDT nhanh nhất sẽ là 5 ngày, tính từ ngày đầu tiên kể từ khi E-TBMT được đăng trên hệ thống đấu thầu quốc gia.

Thứ 2, hoàn thiện quá trình chỉnh sửa và làm rõ E-HSMT. Bộ phận mời thầu sẽ đăng nhập vào hệ thống và sửa E-HSMT, trong trường hợp được chủ đầu tư thông qua. Việc chỉnh sửa phải được thực hiện trước lúc đóng thầu trễ nhất là 3 ngày. Nếu không làm kịp thời hạn thì bộ phận này phải báo trước và gia hạn thời gian đóng thầu với chủ đầu tư.

Công việc cuối cùng là thực hiện nộp E-HSDT. Bộ phận bên nhà thầu sẽ nộp 1 bộ E-HSDT và 1 bộ E-TBMT khi tham gia chọn lựa nhà thầu qua mạng. Đến thời điểm bắt đầu mở thầu, bên mời thầu sẽ đăng nhập vào hệ thống và lựa chọn đúng gói thầu cần mở theo E-TBMT. Sau đó, bên mời thầu bắt đầu giải mã E-HSDT của các nhà thầu. Quá trình mở thầu phải được hoàn tất trong vòng 2 giờ kể từ thời điểm đóng thầu.

Bước 3: Đánh giá E-HSDT và xếp hạng các nhà thầu

Bên mời thầu sẽ tiến hành đăng nhập vào hệ thống và tải E-HSDT của các nhà thầu về để bắt đầu tổ chức đánh giá. Quá trình đánh giá E-HSDT phải được thực hiện theo đúng Quy định của Luật đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và theo tiêu chuẩn đánh giá được nêu trong E-HSMT.

Bước 4: Tiến hành thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Quá trình thương thảo hợp đồng, trình và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, phải được thực hiện dựa trên Điều 19 và Điều 20 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, bên mời thầu phải cập nhật kết quả lựa chọn nhà thầu công khai trên hệ thống. Trong đó bao gồm những nội dung chủ yếu như: Thông tin về gói thầu, nhà thầu trúng thầu, quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Bước 5: Hoàn thiện, đi đến ký kết hợp đồng

Phía mời thầu và nhà thầu sẽ hoàn thiện và ký kết hợp đồng dựa trên quy định của Luật đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và theo các quy định khác có liên quan của pháp luật. 

Như vậy, quy trình đấu thầu qua mạng coi như đã hoàn thành.

quy trình đấu thầu qua mạng

Hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn

Hình thức đấu thầu này dựa trên Quy định Mục 2 Chương II Thông tư 04/2017/TT-BKHĐT. Sau đây là những bước thực hiện quy trình đấu thầu qua mạng qua hình thức này:

Bước 1: Chuẩn bị chọn lựa nhà thầu

Quy trình lập và phê duyệt E-HSMT được triển khai theo Quy định mục 1 chương II của Thông Tư 04/2017/TT-BKHĐT như hình thức ở trên.

Thành phần và định dạng thư mục của E-HSMT phải tuân theo hướng dẫn tại Điều 19 Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT, bao gồm:

Chương I: Yêu cầu nộp báo giá

Chương II: Biểu mẫu mời thầu và dự thầu

Chương III: Biểu mẫu hợp đồng

Điểm lợi của quy trình này đó là bộ phận đầu tư không thẩm định phê duyệt E-HSMT.

Bước 2: Thực hiện tổ chức chọn lựa nhà thầu

Khi đã đưa ra thông báo mời thầu xong, việc phát hành E-HSMT phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn trên hệ thống. Thời gian chuẩn bị E-HDMT nhanh nhất là 3 ngày kể từ ngày phát hành E-TBMT trên hệ thống. 

Việc chỉnh sửa, nộp E-HSDT và mở thầu giống giống với hình thức trên.

Bước 3: Tiến hành đánh giá E-HSDT, thương lượng hợp đồng, xem xét và phê duyệt kết quả đấu thầu.

Việc thực hiện các bước đánh giá E-HSDT, thương lượng hợp đồng, xem xét và phê duyệt kết quả đấu thầu cũng được thực hiện như hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về 2 quy trình đấu thầu qua mạng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn mở rộng kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh và giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm chủ thầu hay nhà đầu tư.