bài viết liên quan

NGHỊ ĐỊNH 33/2017 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN

Nghị định 33/2017 của Chính phủ được ban hành ngày 03 tháng 04 năm 2017. Nhằm mục đích xử phạt hành chính đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đối với lĩnh vực tài nguyên môi trường. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về nghị định này. 

Quy định về sai phạm của nghị định 33/2017

Nghị định 33/2017 quy định các sai phạm hành chính, các hình thức và mức xử phạt trong các vấn để về tài nguyên nước. 

Các sai phạm hành chính về tài nguyên nước được quy định bao gồm:

  • Vi phạm về thăm dò, điều tra, khai thác, sử dụng tài nguyên nước. 
  • Vi phạm về các vấn đề liên quan đến hồ chứa và hoạt động hồ chứa.
  • Vi phạm các vấn đề về sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước 
  • Vi phạm các vấn đề phòng chống và khắc phục các hậu quả do tác hại của nước gây ra. 
  • Vi phạm các quy định về khảo sát cộng đồng trong sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. 

Các sai phạm hành chính về tài nguyên khoáng sản bao gồm:

  • Vi phạm quy định về việc thăm dò khai thác khoáng sản.
  • Câu các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại các vùng khoáng sản được cấp phép khai thác. 
  • Quy định sử dụng số liệu, thông tin điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản của các đơn vị khảo sát vùng khoáng sản.
  • Vi phạm quyền lợi của người dân về giải phóng mặt bằng hoặc các vấn đề an toàn ở vùng khoáng sản được khai thác.
  • Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn khoáng sản chưa được khai thác tại các mỏ địa chất.
  • Vi phạm các vấn đề đảm bảo khai thác trong các hầm mỏ khoáng sản.

Các vấn đề có liên quan về nước, khoáng sản không được quy định tại nghị định 33/2017 thì được áp dụng các quy định tại các văn bản pháp luật khác. Các sai phạm đảm bảo được xử lý theo quy định quản lý nhà nước. 

Quy định về các hình thức xử lý vi phạm nghị định 33/2017

Đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về các vấn đề liên quan tới tài nguyên nước và khoáng sản, sẽ bị xử phạt bằng các mức phạt dưới đây:

Cảnh cáo: 

Đây là mức phạt thấp nhất đối với các hành vi vi phạm nghị định 33/2017. Hình thức này được áp dụng với các sai phạm có mức độ ảnh hưởng và tính chất nghiêm trọng không quá lớn. 

Phạt hành chính 

Đối với các vi phạm có mức độ và tính chất nghiêm trọng, các cơ quan chức năng sẽ áp dụng các mức vi phạm hành chính nhất định. 

nghị định 33/2017

Trong đó: 

  • Mức phạt hành chính tối đa đối với cá nhân: vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250 triệu đồng, trong lĩnh vực khoáng sản là 1 tỉ đồng.
  • Mức phạt hành chính tối đa đối với tổ chức: vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước là 500 triệu đồng và trong lĩnh vực khoáng sản là 2 tỷ đồng.

Các hình thức xử phạt bổ sung đối với các vi phạm hành chính

Trong các trường hợp vi phạm xử lý chưa thỏa đáng, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ căn cứ vào các quy định về xử phạt bổ sung tại nghị định 33/2017. Đối với các sai phạm, cơ quan chức năng sẽ áp dụng một trong các hình thức sau: 

  • Tước giấy phép đã được cấp trước đó về quyền thăm dò, khai thác, sử dụng các tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản. Ngoài ra, còn có các quy định về xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép hành nghề khoan nước, giấy phép khai thác khoáng sản trong khoảng thời gian từ 1-24 tháng.
  • Đình chỉ hoạt động đối với các cá nhân, tổ chức: bao gồm việc lập, thực hiện đề án về tài nguyên nước, các dự án về khoáng sản.
  • Tịch thu các tang vật gây hại và vật mẫu của các cá nhân, tổ chức sử dụng để vi phạm. 

Quy định về biện pháp khắc phục sai phạm tại nghị định 33/2017

Các cá nhân, tổ chức vi phạm nghị định 33/2017 sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Đối với vi phạm quy định về vấn đề tài nguyên nước:

nghị định 33/2017

nghị định 33/2017

Đối với vi phạm quy định về vấn đề khoáng sản

  • Có các biện pháp nhằm bảo vệ những nguồn khoáng sản chưa được khai thác và tránh làm cạn kiệt các nguồn khoáng sản đã được khai thác trước đó.
  • Các cá nhân tổ chức buộc phải khôi phục hiện trạng môi trường tại vùng khai thác về nguyên dạng ban đầu. 
  • Thực hiện nghĩa vụ giao nộp các mẫu vật và các thông tin điều tra thăm dò khoáng sản cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Buộc khai thác đúng phương pháp khai thác và có biện pháp khắc phục đối với các vi phạm về an toàn công trình khai thác.
  • Có biện pháp khôi phục tình trạng của các cơ sở hạ tầng, đường giao thông
  • Buộc giao nộp số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Bài viết đã cung cấp cho độc giả những thông tin cơ bản về nghị định 33/2017. Các vấn đề về nội dung, những quy định trong xử phạt hành chính đối với vi phạm về tài nguyên nước và khoáng sản. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về nghị định đồng thời mở rộng kiến thức pháp luật của mình.