bài viết liên quan

Những thông tin cần biết trong quy định về bản vẽ hoàn công

Bản vẽ hoàn công là một bản vẽ không thể thiếu đối với bất kỳ công trình nào. Bản vẽ này sẽ thể hiện hình ảnh thực tế của công trình sau khi thi công. Do đó, quy định về bản vẽ hoàn công là một yếu tố quan trọng mà nhà thầu và chủ công trình cũng cần phải quan tâm.

Hiện nay, bản vẽ hoàn công đã được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Bài viết hôm nay chúng tôi giới thiệu đến các bạn lý do cần có và những quy định cụ thể đối với bản vẽ hoàn công.

quy định về bản vẽ hoàn công

Tại sao cần phải có bản vẽ hoàn công?

Như các bạn đã biết, bản vẽ hoàn công là bản vẽ cuối cùng đánh dấu sự hoàn thành của một công trình thi công. Trên bản vẽ cần phải thể hiện được chi tiết về kích thước và vị trí xây dựng. Do đó, bản vẽ này đóng vai trò quan trọng để chủ nhà kiểm tra lại toàn bộ công trình. Qua đó phát hiện những vấn đề còn tồn đọng để sửa chữa.

Ngoài ra, bản vẽ hoàn công còn đóng vai trò quan trọng đối với nhà thầu khi nó là một trong những giấy tờ cần thiết để hoàn tất thanh toán. Chủ nhà sau khi kiểm tra và yêu cầu chỉnh sửa những vấn đề chưa đúng thì sẽ tiến hành thanh toán cho chủ thầu theo hợp đồng thi công.

Bản vẽ hoàn công còn đóng vai trò quan trọng cho các thủ tục pháp lý cần thiết để cơ quan nhà nước xác định chủ thầu và chủ nhà có làm theo đúng những điều đã cam kết hay không. Dựa trên các chi tiết về số liệu thực tế và số liệu ở bản hợp đồng thi công, tiến hành đối soát và so sánh theo quy định nhà nước. 

Các quy định về bản vẽ hoàn công

Hiện nay, quy định về bản vẽ hoàn công được quy định chi tiết tại Điều 11 và Điều 12 trong “Thông Tư 26/2016/TT-BXD: Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.”

Điều 11 của Thông Tư 26/2016/TT-BXD đề cập đến các quy định của bản vẽ hoàn công. 

Trong đây đề cập đến trách nhiệm của nhà thầu thi công và hướng dẫn lập bản vẽ hoàn công.

Trước hết, bản thân nhà thầu thi công có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công chính xác về công trình đã được mình xây dựng hoàn thành. Đối với các công trình bị che thì phải lập bản vẽ hoàn công hoặc đo chính xác kích thước và thông số thực tế trước khi sang giai đoạn tiếp theo. 

Các thành viên trong nhà thầu liên danh đều phải có trách nhiệm đối với bản vẽ hoàn công của phần công việc mà mình đảm nhận. Bất cứ thành viên nào cũng không được phép ủy quyền cho thành viên khác trong liên danh “làm hộ”.

Hướng dẫn lập bản vẽ hoàn công theo 3 trường hợp xảy ra như sau:

  • Đối với trường hợp kích thước và số liệu thực tế không vượt quá sai số cho phép trong bản vẽ thi công.

Trong trường hợp này, bản vẽ hoàn công được phép copy lại hoặc chụp lại từ bản vẽ thi công. Sau khi photocopy xong thì bản vẽ hoàn công phải được các bên liên quan ký xác nhận và đóng dấu lên bản vẽ.

  • Trường hợp kích thước và số liệu thực tế thay đổi lớn hơn mức sai số cho phép của bản vẽ thi công

Trong trường hợp này thì các số đo trên thực tế về kích thước, vị trí sẽ được phép điều trong ngoặc đơn ở bên cạnh thông số cũ trong bản vẽ. Ngoài ra, các thông số kích thước thực tế cũng có thể được ghi bên dưới các trị số cũ.

  • Trường hợp riêng

Nhà thầu tiến hành vẽ lại bản vẽ hoàn công mới với khung tên bản vẽ hoàn công dựa theo mẫu dấu bản vẽ hoàn công. Mẫu dấu bản vẽ hoàn công cần phải được đề cập cụ thể về tên nhà thầu thi công, người lập, chỉ huy trưởng công trình, người phụ trách thi công tổng và tư vấn giám sát trưởng.

quy định về bản vẽ hoàn công

Điều 12 theo Thông tư 26/2016/TT-BXD quy định về lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình và hồ sơ phục vụ quản lý vận hành, bảo trì công trình.

Chủ đầu tư công trình phải lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình trước khi tổ chức nghiệm thu công trình. Cùng với đó, các nhà thầy cũng trực tiếp lập và lưu trữ hồ sơ phần công trình mà bản thân thực hiện thi công.

Thời gian lưu trữ hồ sơ của công trình nhóm A là qo năm, công trình nhóm B là 7 năm, công trình nhóm C là 5 năm. Thời gian được tính kể từ khi bắt đầu đưa hạng mục công trình vào sử dụng.

Bản vẽ hoàn công đóng vai trò quan trọng vào các giai đoạn cuối khi công trình đã được thi công hoàn toàn. Giúp cơ quan nhà nước xác định được tính chính xác về kích thước của công trình. Từ đó, có sự so sánh với bản vẽ thi công đã được phê duyệt từ những ngày đầu của công trình. Xác nhận công trình cuối cùng và phê duyệt hồ sơ lưu trữ. 

Kết luận

Những quy định về bản vẽ hoàn công cơ bản đã được chúng tôi đề cập ở trên đây. Đặc biệt những thông tin về lập bản vẽ hoàn công bạn cần phải lưu ý để thực hiện chính xác.